• Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Dấu hiệu quai bị dễ dàng để nhận biết

Dấu hiệu quai bị dễ dàng để nhận biết

Điểm trung bình 4/5 ( 346 lượt đánh giá )

Quai bị là một bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai, dù là nam hay nữ, già hay trẻ. Các dấu hiệu quai bị là tương đối rõ ràng và dễ nhận biết. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc một số triệu chứng cơ bản để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

⇒ Xem thêm:

DẤU HIỆU QUAI BỊ NHƯ THẾ NÀO?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh quai bị không phải là một bệnh nan ý, khó chữa. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là những ảnh hưởng về sức khỏe sinh sản, quai bị có thể dẫn tới viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng và vô sinh – hiếm muộn. Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh quai bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trên thực tế, dấu hiệu quai bị thường bị nhầm lẫn với một số triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan…Vì vậy mà không ít người chủ quan không đi thăm khám bệnh để dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Sau đây sẽ là những dấu hiệu để nhận biết bệnh quai bị một cách chính xác nhất:

1. Dấu hiệu thời kỳ ủ bệnh

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus) gây nên. Khi xâm nhập vào trong cơ thể, virus sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 14 – 25 ngày. Khi này thì người bệnh sẽ chưa thấy xuất hiện bất kỳ một triệu chứng bất thường nào.

Dấu hiệu quai bị

2. Dấu hiệu thời kỳ khởi phát

Sau một thời gian ủ bệnh, virus quai bị sẽ bắt đầu gây ra những triệu chứng ban đầu của bệnh. Thời kỳ khởi phát, quai bị sẽ gây ra một số triệu chứng phổ biến như:

  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau đầu, kèm theo sốt nhẹ.
  • Ăn không có cảm giác ngon miệng, miệng khô và đắng.
  • Họng có cảm giác đau rát, vướng víu.
  • Vùng quai hàm bị sưng và đau, không phải là hiện tượng sung huyết.
  • Khu vực dưới mang tai nổi hạch, nổi cục. Các khối này có xu hướng ngày càng to dần và có cảm giác đau nhói khi chạm tay vào.
Dấu hiệu quai bị

Dấu hiệu quai bị

3. Dấu hiệu thời kỳ toàn phát

Khi này, virus quai bị đã lan rộng và gây nên những triệu chứng vô cùng rõ ràng và dễ nhận biết. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như sau:

  • Khu vực tuyến nước bọt có hiện tượng đau nhức và sưng to. Vùng da dưới mang tai bị sưng đỏ, ấn tay vào thấy có tính đàn hồi.
  • Hạch ở dưới mang tai đau nhức 1 bên và có xu hướng lan dần sang bên còn lại. Hiện tượng này có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày sẽ tự biến mất.

Những dấu hiệu quai bị ở giai đoạn này thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm mang tai hay viêm tuyến nước bọt. Do vậy mà người bệnh cần đặc biệt chú ý theo dõi và có cách nhận biết bệnh thật chính xác.

4. Dấu hiệu thời kỳ phục hồi

Sau khi có những biểu hiện “rầm rộ” ở thời kỳ toàn phát trong khoảng 1 tuần thì bệnh sẽ có xu hường giảm dần. Dấu hiệu là khu vực viêm dưới mang tai sẽ xẹp xuống, các hiện tượng đau họng, khó nuốt cũng sẽ dần hồi phục.

Như vậy, bệnh quai bị sẽ trải qua 4 giai đoạn với những dấu hiệu triệu chứng khác nhau. Người bệnh cần hết sức chú ý những biểu hiện này, tránh nhầm lẫn với các biểu hiện bệnh khác để có hướng xử lý kịp thời.

tư vấn

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết: hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Điều cần thiết là phải có những biến pháp để kiểm soát các triệu chứng không cho chúng lan rộng. Nếu để các dấu hiệu quai bị chuyển sang nặng thì những biến chứng mà chúng gây ra là không hề nhỏ.

Bị quai bị uống thuốc gì?

Để hạn chế các triệu chứng gia tăng, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh quai bị, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, tùy vào từng trường hợp bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc khác nhau sao cho phù hợp nhất.

điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị uống thuốc gì?

  • Đối với bệnh quai bị thể viêm tuyến mang tai có thể dùng nước muối (0,9%) để xúc miệng hàng ngày. Nếu sốt trên 38 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc dùng thuốc an thần nhẹ Rotunda. Tăng cường sử dụng vitamin các nhóm B, C qua hoa quả hoặc viên sủi.
  • Đối với thể viêm tinh hoàn: người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, kết hợp với chườm nước mát. Uống thuốc giảm đau kháng viêm Paracetamol hoặc Ibuprofen. Nếu tinh hoàn đỡ sưng đau hơn thì có thể dùng thêm vitamin E để hỗ trợ tăng sản xuất tinh trùng.

⇒ Xem thêm: Đau nhức tinh hoàn là bị làm sao? Chữa bằng cách nào?

BỆNH QUAI BỊ PHẢI KIÊNG GÌ?

Bệnh quai bị kiêng gì? Là một trong những thắc mắc đang được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học thì bệnh mới nhanh chóng bị đẩy lùi. Theo đó những người đang mắc bệnh quai bị nên thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

1. Kiêng ăn đồ chua cay

Khi ăn những thực phẩm chua cay như hàng, tỏi, ớt, chanh…thì tuyến nước bọt phải hoạt động mạnh và tiết ra rất nhiều nước bọt. Nếu như đang bị quai bị thì đồng nghĩa với tuyến nước bọt cũng đang bị sưng đau do bị viêm. Và nếu tuyến này phải hoạt động mạnh khi ăn thì sẽ kéo theo tình trạng sưng đau càng trở nên nặng nề hơn. Vì vậy mà người bệnh cần chú ý, không nên sử dụng những thực phẩm cay nóng trong thời gian này để tránh việc điều trị trở nên kéo dài hơn.

dấu hiệu quai bị

Kiêng ăn đồ cay nóng

2. Kiêng ăn thịt gà

Thịt gà vốn là một món ăn yêu thích của người Việt Nam và rất giàu chất dinh dương. Tuy nhiên, thịt gà lại dai và khó tiêu. Việc cố gắng dùng sức nhai trong thời gian mắc bệnh sẽ khiến cho bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, ăn thịt gà còn khiến người bị quai bị cảm thấy đầy hơi, khó tiêu và ợ hơi. Tuyến nước bọt đang bị sưng viêm cần có thời gian được nghỉ ngơi nên tốt nhất là người bệnh kiêng ăn thịt gà trong khi bị nhiễm bệnh.

3. Không nên ăn đồ nếp

Nếu muốn bệnh nhanh khỏi thì tốt hơn hết là bạn nên tránh xa những món ăn được làm từ đố nếp như: bánh chưng, xôi, bánh gai… Các món ăn này sẽ khiến cho tuyến nước bọt càng trở nên sưng, viêm và đau hơn mà thôi.

Kiêng ăn đồ nếp

Bệnh quai bị không nên ăn đồ nếp

4. Kiêng ra ngoài trời gió

Trong thời gian mắc bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu đi rất nhiều. Nếu bạn đi ra ngoài trời gió thì sẽ vô tình tạo điều kiện cho những tác nhân có hại như virus, vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên tiếp xúc nhiều với nước lạnh để tránh tình trạng bệnh trở nên phúc tạp hơn.

Ngoài ra thì việc kiêng ra ngoài cũng là nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Như chúng ra đã biết thì bệnh quai bị có khả năng lây nhiễm qua tuyến nước bọt. Khi bạn tiếp xúc hoặc nói chuyện với người xung quanh thì nguy cơ lây nhiễm sẽ là rất cao.

Trên đây, chúng tôi vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin về “dấu hiệu quai bị, cách điều trị và kiêng những gì”. Hy vọng bạn đọc đã tìm thấy những kiến thức mà mình đang cần tìm kiếm. Chúc các bạn sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top 5 bác sĩ khám phụ khoa giỏi tại Vĩnh Phúc chị em nên đến

Rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và muốn tìm kiếm địa chỉ có bác sĩ khám phụ khoa...

Top 12 cách kéo dài thời gian quan hệ dành cho anh em nam giới

Kéo dài thời gian quan hệ là vấn đề được quan tâm rất nhiều, bởi đây là nhu cầu bức...

Uống thuốc tránh thai 2 ngày sau quan hệ có thai không? (Tư vấn 2022)

“Chào bác sĩ, em và người hiện đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường cao đẳng. Ngày...

10 Phòng khám nam khoa bình dân uy tín tại Vĩnh Phúc

Phòng khám nam khoa bình dân ở đâu tốt và uy tín? là vấn đề quan tâm của nhiều nam...

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !