• Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Catecholamine là gì? xét nghiệm Catecholamine như thế nào?

Catecholamine là gì? xét nghiệm Catecholamine như thế nào?

Điểm trung bình 4/5 ( 340 lượt đánh giá )

Catecholamine là gì? Khi nào cần xét nghiệm catecholamine? Đây là những cụm từ khóa đang được rất nhiều người tìm kiếm trong thời gian gần đây. Trong bài viết sau đây, các bác sĩ của Phòng Khám Thủ Đô sẽ giúp bạn đọc giải đáp những khúc mắc này nhé.

CATECHOLAMINE LÀ GÌ?

Catecholamine còn được gọi là nội tiết tố do căng thẳng nhất thời. Đây là một nhóm các hormone được tạo thành từ mô thần kinh ở não và tủy thượng thận. Catecholamine bao gồm các hormone: epinephrine (adrenaline), dopamine và norepinephrine (noradrenaline).

Catecholamine có chức năng gì?

Tác dụng cụ thể của Catecholamine là làm tăng nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, trương lực cơ và sự tỉnh táo. Chúng còn giảm lượng máu lưu thông vào da và ruột. Đồng thời, tăng lượng máu lưu thông vào những cơ quan chính, như não, tim và thận.

Catecholamine là gì

Catecholamine là gì?

Catecholamine ở người bình thường có vai trò giúp chuẩn bị tình trạng tốt nhất khi cơ thể phải đối mặt với stress hay những tình huống nguy hiểm. Vậy nên hàm lượng Catecholamine trong cơ thể thường khá ít và chỉ dao động tăng sau khi stress.

Tuy nhiên, đối với những người bệnh bị khối u tủy thượng thận hoặc các khối u thần kinh nội tiết tố khác sẽ sản sinh ra một lượng lớn Catecholamine trong máu và nước tiểu. Khi hàm lượng Catecholamine tăng cao sẽ gây ra các triệu chứng như: đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, huyết áp cao, tim đập nhanh và run rẩy.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 18+ Cách khiến chàng muốn làm chuyện ấy

KHI NÀO CẦN XÉT NGHIỆM CATECHOLAMINE?

Không phải ai cũng cần phải đi xét nghiệm Catecholamine. Xét nghiệm Catecholamine là nhằm kiểm tra nồng độ nhóm hormone Catecholamine trong những trường hợp sau đây:

          Xét nghiệm Catecholamine sẽ được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân khi có triệu chứng của việc Catecholamine tăng cao bất thường. Hoặc khi nghi ngờ có khối u tủy thượng thận làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

          Đối với trẻ em khi có nghi ngờ của u nguyên bào thần kinh cũng sẽ được tiến hành xét nghiệm Catecholamine. Đây là một khối u nguy hiểm cần sớm phát hiện và có phác đồ trị liệu kịp thời, theo chia sẻ của các chuyên gia tỉ lệ sống sót của trẻ khi được điều trị sớm lên tới 90%.

XÉT NGHIỆM CATECHOLAMINE DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Để kiểm tra chỉ số Catecholamine, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Catecholamine trong nước tiểu hay trong máu. Việc thực hiện xét nghiệm Catecholamine sẽ diễn ra vào buổi sáng. Sau khi thức dậy bạn cần đi tiểu 1 lần và đi ra hết loại bỏ lượng nước tiểu này. Sau đó từ các lần đi tiểu sau bạn cần thu thập toàn bộ vào một chai 4 lít (do bác sĩ cung cấp) trong 24 giờ. Bảo quản chai đựng mẫu thử trong tủ lạnh trong 24h.

Xét nghiệm Catecholamine trong nước tiểu là xét nghiệm đo nồng độ một nhóm hormone trong nước tiểu, chúng bao gồm Epinephrine, Norepinephrine, Metanephrine, và Dopamine. Những hormone này được gọi chung là Catecholamine. Catecholamine được tạo ra từ mô thần kinh, ví dụ như là não và tuyến thượng thận. Vai trò của Catecholamine là giúp chuẩn bị tình trạng tốt nhất cho cơ thể để đối mặt với các tình huống stress hoặc nguy hiểm (ví dụ như bị tấn công hoặc đe dọa mạng sống).

Catecholamine là gì

Xét nghiệm Catecholamine là gì?

Các Catecholamine chính bao gồm Epinephrine (Adrenaline), Norepinephrine (Noradrenaline), và Dopamine. Trong cơ thể, chúng sẽ được phân hủy ra thành acid vanillylmandelic (VMA), Metanephrine, và Normetanephrine. Những chất phân hủy này sẽ được thải ra qua nước tiểu. Xét nghiệm cũng sẽ đo lượng VMA, Metanephrine, và Normetanephrine từ đó đánh giá mức độ của các Catecholamine trong máu.

Ngoài ra, thì người bệnh còn phải cung cấp một số thông tin khác như: có đang dùng thuốc gì hay không? trạng thái tâm lý ra sao?…Qua đó bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm Catecholamine cần chú ý những gì?

Để đảm bảo cho quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả chính xác nhất thì người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

  •       Không nên ăn một số thực phẩm trước khi xét nghiệm như: cà phê, chuối, sô cô la, trái cây họ quýt, vanilla, trà xanh, nước uống có ga..
  •       Giữ ấm cơ thể khi lấy nước tiểu, vì nếu cơ thể lạnh nồng độ Catecholamine sẽ tăng và cho kết quả sai
  •       Không hút thuốc trong 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  •       Uống đủ nước trước khi lấy nước tiểu làm xét nghiệm.

Cách đọc kết quả xét nghiệm Catecholamine như thế nào?

Kết quả sau khi làm xét nghiệm sẽ được so sánh với một bảng số liệu tham chiếu. Bảng số liệu này sẽ thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và loại xét nghiệm mà bạn thực hiện. Dưới đây là bảng tham chiếu của Catecholamine trong nước tiểu mà bạn có thể tham khảo.

Catecholamine là gì

Kết quả xét nghiệm Catecholamine

  •       Catecholamin: nhỏ hơn 100 mcg hay nhỏ hơn 591 nmol
  •       Epinephrine: nhỏ hơn 20 mcg hay nhỏ hơn 109 nmol;
  •       Norepinephrine: 15–80 mcg hay 89–473 nmol;
  •       Dopamine: 65–400 mcg hay 420–2612 nmol;
  •       Normetanephrine: 105–354 mcg hay 573–1933 nmol;
  •       Metanephrine: 74–297 mcg hay 375–1506 nmol;
  •       Vanillylmandelic acid (VMA): nhỏ hơn 9 milligram (mg) hay nhỏ hơn 45 micromole (mcmol).

Nếu nồng độ Catecholamine, vanillylmandelic hay metanephrine cao đồng nghĩa với việc có sự xuất hiện của khối u tủy thượng thận hoặc một khối u thần kinh nào đó. Với giá trị thấp hơn mức bình thường có thể do người bệnh mắc bệnh tiểu đường hoặc một vấn đề về hệ thần kinh khác.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CATECHOLAMINE

Sau đây sẽ là một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm Catecholamine:

1. Xét nghiệm Catecholamine thực sự cần thiết đo trong mẫu nước tiểu 24 giờ?

Câu trả lời là có, điều này là thực sự cần thiết để mang lại kết quả chính xác nhất. Toàn bộ số lượng kích thước tố cần được thu thập tổng hợp trong nước tiểu 24h. Lý do là bởi Catecholamine được phóng thích khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Một mẫu nước tiểu bất kỳ không thể mang được hết các kích thích tố đó.

2. Trạng thái tâm lý của người bệnh có thực sự ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm?

Đáp án là có bởi Catecholamine sẽ được phóng thích từ tuyến thượng thận phản ứng với stress. Nếu bạn đang trong tình trạng lo lắng, sợ hãi thì nồng độ Catecholamine của bạn sẽ được tăng lên.

tâm lý ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Tâm lý ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Catecholamine

3. Có cách nào để ngăn chặn Pheochromocytoma hình thành không?

Pheochromocytoma và các khối u thần kinh nội tiết tố khác là nơi sản xuất lượng lớn Catecholamine. Kết quả là nồng độ các kích thích tố và các chất chuyển hóa của con người tăng lên rất nhiều trong máu và nước tiểu. Vậy có cách nào để ngăn chặn tình trạng này không?

Theo các các chuyên gia y tế, khối u có thể phát hiện và cắt bỏ, nhưng lại không thể ngăn cản chúng hình thành được. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng bởi đây phần lớn là các khối u lành tính.  Hoặc trong trường hợp phẫu thuật thì không thể tái phát và không gây ra biến chứng gì nguy hiểm.

Trên đây, chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc những thông tin về “Catecholamine là gì”. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều những kiến thức về sức khỏe thật sự bổ ích. 

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top 5 bác sĩ khám phụ khoa giỏi tại Vĩnh Phúc chị em nên đến

Rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và muốn tìm kiếm địa chỉ có bác sĩ khám phụ khoa...

Top 12 cách kéo dài thời gian quan hệ dành cho anh em nam giới

Kéo dài thời gian quan hệ là vấn đề được quan tâm rất nhiều, bởi đây là nhu cầu bức...

Uống thuốc tránh thai 2 ngày sau quan hệ có thai không? (Tư vấn 2022)

“Chào bác sĩ, em và người hiện đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường cao đẳng. Ngày...

10 Phòng khám nam khoa bình dân uy tín tại Vĩnh Phúc

Phòng khám nam khoa bình dân ở đâu tốt và uy tín? là vấn đề quan tâm của nhiều nam...

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !