• Trang Chủ
  • Tin Tức
  • (chuyên gia giải đáp) tác dụng không ngờ của lá trầu không

(chuyên gia giải đáp) tác dụng không ngờ của lá trầu không

Điểm trung bình 4/5 ( 359 lượt đánh giá )

Trầu không vốn là một loại cây phổ biến ở những vùng nông thôn Việt Nam. Nhưng nhiều người lại không biết rằng nó không chỉ đơn thuần là một loại cây mà còn có tác dụng lớn đối với sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra tác dụng không ngờ của lá trầu không. Hy vọng cung cấp đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc.

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÁ TRẦU KHÔNG

Trước khi tìm hiểu về tác dụng không ngờ của lá trầu không, hãy dành chút thời gian tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại cây này nhé!

Tên gọi

Tên thường gọi là Trầu Không, nhưng tên khoa học của loài cây là Piper betle L. Đây là một loại cây thuộc họ Hồ tiêu.

lá trầu không

Mô tả

Cây trầu không có kích thước nhỏ, có nhiều bé với cuống có bẹ, dài từ 1-4cm. Phiến lá trầu không hình trái xoan, có màu xanh lá cây đậm, dài từ 10-13cm, rộng từ 5-9cm. Hình dạng của lá trầu không thường giống như hình trái tim, có dạng mũi nhọn ở chóp, có gân dọc theo lá.

Cây trầu không cũng có hoa. Tuy nhiên, hoa sẽ mọc thành bông sau quá trình sinh trưởng. Từ đó, tạo thành quả mọng lòi, tròn, trên đỉnh quả có nhiều lông mềm. Cả ba bộ phận là thân, lá và quả đều có thể sử dụng được.

Thành phần hóa học

Tinh dầu thơm là thứ có nhiều bên trong lá trầu không. Theo nghiên cứu thì cứ 100gr là trầu không có tới 2,4% tinh dầu. Tuy nhiên, chúng có mùi vị nồng, chủ yếu do betel-phenol. Trong trầu không còn chứa nhiều hợp chất quý hiếm khác như vitamin, axit amin, cùng các chất như chavicol, eugenol, carvacrol,…

Tác dụng dược lý tiêu biểu của bệnh là khả năng khử khuẩn và tiêu diệt virus rất tốt.

⇒ Xem thêm:

TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CỦA LÁ TRẦU KHÔNG?

Trong lá trầu không có chứa nhiều chất có thể nhanh chóng tiêu diệt tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, liên cầu khuẩn,… Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng thì trầu không còn mang lại những tác dụng không ngờ như sau:

Thuốc giảm đau

Trầu không có tác dụng không ngờ giúp đánh bay các triệu chứng đau đớn. Nhất là vết cắt, vết bầm tím, phát ban, tình trạng viêm nhiễm hay triệu chứng đi ngoài hay khó tiêu. Bạn nên tán nhuyễn lá trầu không để đắp vào vết thương. Các chất dịu nhẹ trong trầu không sẽ nhanh chóng làm tan cơn đau của bạn. Đôi khi, bạn cũng có thể nhai nát chúng rồi dùng phần nước để áp vào vết thương.

Chữa các bệnh về tiêu hóa

Trầu không cũng là khắc tinh của các hiện tượng như khó tiêu, tiêu hóa kém, các bệnh về dạ dày. Các chất oxy hóa bên trong là trầu không có thể khôi phục lại độ pH bình thường bên trong dạ dày. Ngoài ra, lá trầu không còn giúp chuyển hóa thức ăn, cải thiện tuần hoàn bên trong ruột. Qua đó tăng cường khả năng hấp thụ các chất tốt hơn.

Bệnh nhân chỉ cần hình thành nhai lá trầu không và nhả bã đi mỗi khi bụng đói để giảm thiểu tình trạng táo bón. Bạn cũng có thể giã lá trầu không nhuyễn rồi đun lên với nước sôi. Sử dụng nước này uống khi bụng đói cũng đem lại hiệu quả tương đương. Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ thì bạn nên cân nhắc liều dùng vì quá nhiều sẽ khiến trẻ bị say.

lá trầu không

Bảo vệ răng miệng

Các bạn có bao giờ thắc mắc các cụ ngày xưa thường có hàm răng đen nháy nhưng lại không bao giờ gặp phải các vấn đề về răng miệng không? Một trong số nguyên nhân phải kể đến là sử dụng lá trầu không vì chúng có tác dụng tốt giúp đánh bay vi khuẩn bám ở chân răng. Đồng thời, lá trầu không còn nhanh chóng giúp lấy lại hơi thở thơm tho và tươi mới, củng cố nướu, giúp răng vững chắc. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi sử dụng lá trầu không để giảm thiểu tình trạng răng ố vàng, chuyển màu nhé!

Cải thiện bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo do nấm và vi khuẩn hay tạp trùng gây nên có thể hỗ trợ hiệu quả bằng lá trầu không. Với khả năng khử khuẩn hiệu quả, lá trầu không có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chị em dùng nước trầu không đun sôi, thêm chút muối để xông vùng kín sẽ đem lại hiệu quả. Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng chúng để rửa bên ngoài vì chúng có tác dụng chống viêm, giảm sưng, ngứa rất hiệu quả.

Giảm viêm phế quản, ho

Bệnh nhân ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản nên sử dụng lá trầu không. Vì chúng có tác dụng giúp long đờm, giảm viêm và sưng ở cuống phổi. Nhờ đó, cuống họng và phổi của bệnh nhân hoạt động tốt trở lại mà không hề có tác dụng phụ gì. Hãy lấy lá trầu không từ 4-8g ép lấy nước uống nhé!

Bỏng nước sôi

Làm mềm lá trầu không bằng cách hơ chúng dưới lửa. Sau đó phết dầu thầu dầu lên lá trầu không và áp vào vết bỏng. Làm liên tục như vậy mỗi vài giờ để cải thiện tình trạng bỏng sưng, lá trầu không sẽ rút hết dịch bên trong vết bỏng, không tạo thêm mủ.

Bị tắc sữa

Chị em nào bị tắc sữa có thể thử tham khảo cách dùng trầu tẩm chút dầu gió. Điều này sẽ giúp sữa về mau hơn, tuần hoàn dòng sữa tốt. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế sử dụng nhiều lần vì sẽ gây ảnh hưởng tới miệng và lưỡi của trẻ nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không:

          Nên rửa thật sạch lá trầu không, kể cả mua ngoài chợ hay hái ở vườn. Đảm bảo trữ lượng thuốc sâu không còn vì nếu ngấm vào người sẽ rất nguy hiểm.

          Hãy tới các nhà thuốc Đông Y để mua lá trầu không để đảm bảo an toàn nhất có thể.

          Liều dùng nên được tham khảo bởi bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ Đông y,…

Trên đây, chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc những thông tin về công dụng của lá trầu không. Hy vọng quý đọc giả đã có được những thông tin thật sự hữu ích.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top 5 bác sĩ khám phụ khoa giỏi tại Vĩnh Phúc chị em nên đến

Rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm và muốn tìm kiếm địa chỉ có bác sĩ khám phụ khoa...

Top 12 cách kéo dài thời gian quan hệ dành cho anh em nam giới

Kéo dài thời gian quan hệ là vấn đề được quan tâm rất nhiều, bởi đây là nhu cầu bức...

Uống thuốc tránh thai 2 ngày sau quan hệ có thai không? (Tư vấn 2022)

“Chào bác sĩ, em và người hiện đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường cao đẳng. Ngày...

10 Phòng khám nam khoa bình dân uy tín tại Vĩnh Phúc

Phòng khám nam khoa bình dân ở đâu tốt và uy tín? là vấn đề quan tâm của nhiều nam...

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !