• Trang Chủ
  • Trĩ hỗn hợp
  • Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chữa nào hiệu quả nhất?

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chữa nào hiệu quả nhất?

Điểm trung bình 4/5 ( 364 lượt đánh giá )

Đi ngoài ra máu là triệu chứng khiến cho nhiều người mắc phải “ăn không ngon ngủ không yên”. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì? có nguy hiểm không? cách điều trị ra sao? Bạn đọc hãy cùng các chuyên gia y tế đi tìm lời giải trong bài viết ngay sau đây nhé!

ĐI NGOÀI RA MÁU LÀ BỊ BỆNH GÌ?

Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đại tiện ra máu là tình trạng bệnh nhân quan sát thấy trong phân hoặc giấy vệ sinh có dính máu. Máu có thể là màu đỏ tươi, đỏ sẫm, số lượng ít hay nhiều còn tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ bệnh đang mắc phải. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, máu chỉ thấm một chút ở giấy vệ sinh. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng thì máu có thể chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Đi ỉa ra máu kéo dài khiến bệnh nhân bị mất máu nhiều, thiếu máu trầm trọng.

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của Phòng Khám Thủ Đô cho biết: đi đại tiện ra máu là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, phần lớn là xuất phát từ những bệnh lý về hậu môn trực tràng như:

1. Bệnh trĩ

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân trĩ chiếm 35-50% dân số, trong đó có đến 61% là nữ. Nguyên nhân mắc bệnh là do sự suy giãn, phì đại tĩnh mạch ở hậu môn. Những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại của bệnh nhân lại chính là yếu tố dẫn đến bệnh trĩ như: ngồi lâu trong nhà vệ sinh, ít vận động đi lại, ăn ít rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ uống kích thích….

Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Ban đầu, trĩ ở độ 1,2 bệnh nhân chỉ nhìn thấy máu thấm ở trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. Về sau, trĩ độ 3,4 thì máu có thể chảy thành giọt hoặc phun thành tia.

Đồng thời, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác như: Ngứa ngáy hậu  môn, có búi trĩ lòi ra ngoài, hậu môn ẩm ướt….

Trĩ nếu không được điều trị sẽ biến chứng nguy hiểm như: Sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch, hoại tử, thiếu máu, ung thư đại trực tràng…

⇒ Xem thêm:

2. Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do tình trạng táo bón gây nên. Khối phân to và khô cứng khiến bệnh nhân phải dùng nhiều sức để rặn mỗi lần đi đại tiện đã vô tình khiến niêm mạc ống hậu môn bị nứt rách, lở loét ở hậu  môn.

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn với số lượng máu khá nhiều, máu có màu đỏ tươi do chảy trực tiếp từ vết nứt. Đồng thời, bệnh nhân có thể quan sát thấy bờ hậu môn xuất hiện một vết nứt dài từ 1-2cm.

Nứt kẽ hậu môn khiến hậu môn bị viêm nhiễm nặng nề, tạo điều kiện hình thành nên các ổ áp xe và đường rò hậu môn rất nguy  hiểm.

tư vấn

3. Bệnh táo bón

Táo bón vừa là nguyên nhân vừa là bệnh lý khiến bệnh nhân có triệu chứng đi đại tiện ra máu. Táo bón xuất phát từ chính chế độ ăn uống không khoa học của bệnh nhân, tức là khẩu phần ăn có ít chất xơ từ các loại trái cây, rau xanh mà lại quá nhiều chất đạm từ thịt, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu  mỡ.

Táo bón khiến khối phân rất to và khô cứng, khó khăn đi qua lỗ hậu môn. Do đó, bệnh nhân phải dùng nhiều sức để rặn mạnh, gây áp lực lên hậu môn, tổn thương ở hậu môn và gây chảy máu.

4. Bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu nhận biết điển hình của căn bệnh này.

Đi ngoài ra máu

Bệnh sa trực tràng

Bên cạnh đó còn có những biểu hiện như: tiêu chảy, tiết dịch, khó khăn khi đi đại tiện,….Sa trực tràng thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ.

5. Bệnh polyp hậu môn

Polyp hậu môn thường đặc trưng là các khối u lành tính ở trực tràng, hậu môn. Khối u này là lành tính nhưng cũng sẽ gây ra không ít bất tiện cho người bệnh. Đi cầu ra máu trong nhiều trường hợp là dấu hiệu duy nhất của bệnh thể hiện ra bên ngoài cơ thể, kèm theo đó là tình trạng đau bụng dưới.

Polyp hậu môn nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể dẫn đến ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Như vậy, đi đại tiện hay đi ngoài ra máu là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để biết về bệnh lý mà mình đang mắc phải thì người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xét nghiệm.

ĐI NGOÀI RA MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đi ngoài ra máu nếu chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, một vài ngày thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần thay đổi lại chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học là triệu chứng này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài vài tháng thì không nên chủ quan. Những bệnh lý về hậu môn trực tràng nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả đời sống và sức khỏe của người bệnh. Có thể kể đến một số hậu của nghiêm trọng của đi ỉa ra máu như:

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

Đi ngoài ra máu khiến cho người mắc phải thường xuyên căng thẳng, mất ngủ, ăn không ngon. Điều này khiến đời sống tinh thần, công việc của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năng suất lao động, hiệu quả học tập cũng vì thế mà không được như mong muốn.

Gây thiếu máu trầm trọng

Máu rất quan trọng đối với cơ thể, nó là chất nuôi sống cơ thể và là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Tình trạng đi ngoài, đi cầu ra máu quá nhiều dẫn đến thiếu máu trầm trọng, dẫn đến các hoạt động của cơ thể bị suy giảm, thậm chí ngưng trệ. Cơ thể bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao. Ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng, thiếu máu có thể khiến suy giảm trí nhớ, mất kiểm soát.

Đi ngoài ra máu ảnh hưởng đến chất lượng tình dục

Đi đại tiện ra máu

Đi cầu ra máu ảnh hưởng đến chuyện chăn gối

Đa số những người có biểu hiện đi ỉa ra máu thường rất mệt mỏi, ngứa rát, đau đớn và không có ham muốn tình dục. Chúng ảnh hưởng đến tâm trạng và tâm lý khi “yêu”. Điều này khiến khoái cảm và ham muốn tình dục dần bị mất đi, đời sống vợ chồng dần trở nên nguội lạnh, hạnh phúc gia đình có nguy cơ bị tan vỡ. 

Đi ngoài ra máu làm suy giảm sức đề kháng

Đi ngoài ra máu do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả và đây cũng chính là dấu hiệu của các bệnh vùng hậu môn trực tràng. Từ đó, bệnh  nhân thường chán ăn, mệt mỏi, tâm trạng bất an. Tất cả những yếu tố này khiến cơ thể mất sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy giảm. Trong khi đó, hệ miễn dịch và hệ lợi khuẩn chính là tuyến phòng thủ quan trọng để ngăn sự xâm nhập của virus gây bệnh. Do đó, nếu miễn dịch suy giảm thì bệnh nhân sẽ dễ mắc các bệnh lý khác nhau, đau ốm thường xuyên.

Ung thư đại trực tràng

Đi đại tiện ra máu kéo dài, cộng với những biến chứng của các bệnh lý như trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… sẽ làm các tế bào ung thư phát triển và gây ung thư hậu môn trực tràng. Ung thư như là án tử và rất khó khăn trong việc chữa bệnh.

tư vấn

ĐI NGOÀI RA MÁU CHỮA BẰNG CÁCH NÀO?

Đi đại tiện ra máu cần được xử lý kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Theo đó, khi thấy triệu chứng này thì người bệnh cần chủ động tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo 2 hướng như sau:

1. Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Phương pháp nội khoa chính là sử dụng thuốc để làm giảm dấu hiệu đi ngoài ra máu. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân bị đi đại tiện ra máu giai đoạn nhẹ, chưa có biến chứng gì nguy hiểm.

Đi ỉa ra máu

Điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa

Bệnh nhân nên chú ý: không nên tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về tự sử dụng. Việc dùng thuốc điều trị cần có sự tư vấn, kê đơn, theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc mà bệnh nhân có thể sử dụng là:

  • Thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc đặt hậu môn
  • Thuốc uống
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc dạng tiêm.

Tùy từng bệnh lý cụ thể là các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

2. Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp ngoại khoa

Khi tình trạng đi ngoài ra máu không được cải thiện, số lượng máu chảy ra khá nhiều, bệnh nhân dùng thuốc nhưng không khỏi thì hãy chuyển sang chữa bệnh bằng phương pháp ngoại khoa. 

Ngoại khoa tức là can thiệp chữa bệnh bằng các phương pháp hiện đại, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đi ỉa ra máu, giúp người bệnh trở lại trạng thái khỏe mạnh. Tùy từng bệnh lý cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Đi cầu ra máu

Phương pháp ngoại khoa tiên tiến

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô đang sở hữu nhiều phương pháp ngoại khoa chữa đi ngoài ra máu rất tiên tiến như:

  • Đi đại tiện ra máu do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn: Sử dụng phương pháp HCPT, cắt búi trĩ bằng dao điện, cầm máu nhanh chóng.
  • Hệ thống điều trị tổng hợp bệnh hậu môn trực tràng điều trị sa trực tràng, polyp hậu môn.

Đây đều là những phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao, không gây đau đớn, không để lại sẹo, khả năng hồi phục nhanh chóng….Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết tới địa chỉ nào để chữa đi cầu ra máu thì hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô nhé.

Trên đây, các bác sĩ chuyên khoa vừa gửi đến bạn đọc những thông tin về triệu chứng “đi ngoài ra máu”. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 0866474065 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí 24/24.

5/5 (1 Review)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tư vấn bệnh trĩ với bác sĩ giỏi tại hotline 0866474065

Bạn đang có dấu hiệu bị trĩ? Bạn đang nghi ngờ mình bị trĩ? Đa số nhiều người khi thấy...

Bệnh trĩ ở nữ giới: nguyên nhân, dấu hiệu, hình ảnh & cách chữa trị

Bệnh trĩ ở nữ giới là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân...

5 Bác sĩ chữa trĩ giỏi & uy tín nhất tại Vĩnh Phúc năm 2021

Bác sĩ chữa trĩ giỏi là một trong những vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu hiện nay...

Ngứa hậu môn: 5 nguyên nhân bệnh lý & cách chữa hiệu quả tận gốc

Ngứa hậu môn là một triệu chứng khó chịu mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ...

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !